Sau đây là những trích đoạn cuối cùng của nhật trình của bác sĩ
Arnold Richards, một người 67 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh, tìm thấy đã chết
trong phòng ngủ của mình, trong một vũng máu và một viên thuốc ngủ trên
tay. Những sự cố xung quanh các sự kiện được báo cáo trong nhật ký của
ông đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng vụ án này không bao giờ được giải
quyết.
Ngày 1 tháng 4, 1996,
Bà ta là một người phụ nữ già yếu, người rất gầy và mảnh dẻ, tóc
trắng thưa thớt và cặp mắt trũng sâu thâm quầng. Áo quần đã bạc màu và
rộng thùng thình làm người ta trông bà ta có nhiều xương hơn đáng ra bà
ta có. Tôi chưa bao giờ nghe bà ta nói, mỗi khi bà ta đến thì bác sĩ
Yates im lặng dẫn bà ta vào vào phòng kiểm tra mà không nói gì với bà ta
và cả người khác nữa. Sự kì lạ ấy cứ tiếp tục diễn ra, và nó không ảnh
hưởng đến công việc của tôi nên tôi cố hết sức không để tâm đến nó.
Ngày 13 tháng 5, 1996,
Sáng thứ tư này, tôi đến phòng khám và nghe tin bác sĩ Yates đã qua
đời một cách thanh thản trong lúc anh ấy ngủ vào đêm hôm trước.Tôi đã
rất ngạc nhiên. Anh và tôi tuy không hay nói chuyện với nhau nhiều,
nhưng chúng tôi rất thân thiện và ở tuổi anh ấy thì sức khỏe của anh cực
kì tốt. Tôi được báo lại là trong lúc ngủ thì một cơn trụy tim đến và
anh ấy đã chết rất bình an và tao nhã như vậy. Tôi cùng với các bác sĩ
lâm sàng và một vài người dân khác trong thị trấn dự đám tang của anh ấy
thứ bảy này.
Ngày 19 tháng 5, 1996,
Tôi được các thư kí báo lại rằng có một bệnh nhân khám thường xuyên
được thêm vào danh sách bệnh nhân của tôi, một người phụ nữ chỉ với cái
tên là Sybil. Ngày hôm sau, đúng 12h trưa, Sybil xuất hiện trước cửa
phòng khám của tôi và tôi bắt đầu giới thiệu mình. Tôi chào hỏi và chia
buồn trước cái chết của bác sĩ Yates vì rõ ràng tôi nghĩ hai người cũng
đã khá thân thiết rồi. Sybil chỉ nhìn tôi với cái nhìn trống rỗng, rồi
di chuyển một cách máy móc về phía hành lang dẫn đến phòng kiểm tra. Khi
bước vào phòng, bà ta ngồi xuống nhẹ nhàng và nhìn tôi không chớp mắt.
Tôi chỉ mỉm cười lúng túng và mở tập tài liệu có chứa các biểu đồ theo
dõi cùng với các hồ sơ y tế kèm theo của bà ta. Sybil khá ấn tượng rằng
đã 96 tuổi, cả cuộc đời đều ở trong tình trạng sức khỏe hoàn hảo, và tên
tuổi là thứ duy nhất được ghi trong biên bản. Ngày sinh chính xác, nơi
từng cư trú, giấy khai sinh và những tài liệu liên quan đều không được
ghi vào. Điều duy nhất được ghi trên hồ sơ chính thức của bà ta là chứng
mất ngủ mãn tính, được giải thích bằng tình trạng mệt mỏi của bà. Dò
dẫm trong tập tài liệu để xem có thêm thông tin gì khác không, tôi chạm
tay vào một mẩu giấy dán và trên đó có ghi: “Chỉ cho thuốc uống.”
Lần mò thêm trong tập hồ sơ, tôi lấy ra một túi nilon nhỏ đựng một
vài viên thuốc nhộng. Tôi nhanh chóng nhận ra ngay chúng là những viên
thuốc ngủ. Tôi liếc nhìn Sybil. Và cảm thấy khó chịu. Tình hình này quả
là bí ẩn và có cái gì đó không đúng lắm, nhưng tin tưởng vào việc khám
bệnh của bác sĩ Yates, tôi mỉm cười và đùa rằng “Tốt, ít ra cậu đã giúp
tôi đỡ vất vả hơn” rồi đưa cái túi nhỏ cho Sybil. Người phụ nữ trong 15
phút liên tục giữ nguyên chính xác biểu hiện của bà, đột nhiên nhanh
nhẹn giật lấy túi thuốc từ những ngón tay tôi và nói một cách im lặng và
nghiêm túc: “Cảm ơn bác sĩ Richards.”
Tôi dẫn bà ta ra khỏi phòng và nhìn bà rời khỏi. Khi trở về nhà tôi
cảm thấy kiệt sức và đi ngủ sớm. Lúc thiếp đi tôi nhận ra một chuyện gõ
vào trí nhớ của tôi không mấy nhẹ nhàng, đó là tôi chưa hề giới thiệu
tên mình cho Sybil. Bác sĩ Yates đã nhắc nhở tôi phải thông qua một vài
điều với bà ta nhưng tôi chỉ khẽ gật đầu rồi gạt mọi suy nghĩ sang một
bên.
Ngày 28 tháng 5, 1996,
Vào một buổi trưa nắng gắt và Sybil xuất hiên trước cửa phòng khám
của tôi một lần nữa. Tôi lại chào và dẫn bà vào căn phòng quen thuộc,
nơi bà ta lại ngồi và nhìn chằm chằm vào tôi. Nhớ đến những suy nghĩ
không mấy dễ chịu từ tuần trước, tôi tò mò đề cập với bà rằng tôi đã
không giới thiệu tên mình và làm sao mà bà biết tên tôi. Bà ta chỉ đơn
giản nâng cổ tay chỉ về bàn làm việc như một phản ứng và không có chút
thay đổi nào ở ánh mắt. Tôi lại lùa tay mình vào tập hồ sơ đã để y vị
trí của nó như vậy so với tuần trước, vẫn với mẩu giấy dán ở đầu trang.
Chỉ cho những viên thuốc. Tôi quay lại Sybil và nói một cách ngây ngô
rằng tôi không có thuốc cho bà. Tôi không biết liều dùng của bà và cũng
không có ghi điều gì về liều dùng trong hồ sơ cả. Bà ta tiếp tục chỉ vào
tập hồ sơ. Một điều ngu ngốc gõ và suy nghĩ của tôi. Tôi nhíu mày và
chọn tập hồ sơ của bà ta. Tôi kéo những tờ giấy và chúng lòi ra và mỗi
chúng được gắn một túi thuốc y hệt như tờ đầu tiên trong số chúng. Tôi
hoàn toàn chắc chắn rằng chỉ có một túi thuốc trong tập hồ sơ vào tuần
trước, và tập hồ sơ này đã được để lại y nguyên chỗ cũ và chẳng hề có ai
đụng vào nó. Tôi thận trọng nhìn chằm chằm Sybil, và bà ta cũng nhìn
lại tôi, bàn tay thì xòe ra. Tôi đưa những viên thuốc cho bà ta và bà
lại nói: “Cảm ơn, bác sĩ Richards.” y hệt với cái cách của tuần trước.
Nghi ngờ, tôi đem tập hồ sơ về nhà để không ai có thể tráo đổi. Đêm
đó tôi không kiệt sức, nhưng cảm thấy rất yếu. Tôi chẳng có đủ sức để có
thể lại bất cứ điều gì. Tất cả những gì mà tôi cảm thấy tôi có thể làm
là đi ngủ. Và tôi đã ngủ vào lúc 6h tối.
Ngày 4 tháng 6, 1996,
Trước khi tôi đến phòng khám, tôi kiểm tra lại tập hồ sơ đưng thuốc.
Tất cả những gì có trong đó chỉ là những mẩu giấy dán, đã ở suốt trên
đầu giường của tôi, và giấy khám của Sybil. Không có thuốc. Sybil vẫn
tới khám chính xác như thường lệ, và khi chúng tôi bước vào phòng kiểm
tra, và tôi nói với bà là tôi nghĩ bà đang lạm dụng thuốc và bà hãy thử
một tuần không dùng đến thuốc. Bà ta suốt khoảng thời gian đó đều chằm
chằm nhìn vào tập hồ sơ đựng thuốc trên tay tôi. Tôi cũng nhìn vào bên
trong, và những viên thuốc màu vàng bệnh tật vẫn đang nằm ở dưới, lòi ra
một vài mẩu giấy dán. Chỉ cho những viên thuốc. Tôi quay phắt lại Sybil
và hét: “Tốt thôi, cầm lấy những viên thuốc khốn kiếp của bà đi!” rồi
bà ta lại như thường lệ nói: “Cảm ơn, bác sĩ Richards” rồi rời đi, để
lại tôi trong căn phòng kiểm tra với sự giận dữ và sợ hãi. Tối hôm đó
tôi ốm nặng. Sau một tiếng đồng hồ nôn mửa dữ dội, tôi bò vào giường và
hầu như không thể di chuyển. Khi tôi bật đèn ở đầu giường của mình, mắt
tôi dịch chuyển đến một mẩu giấy vuông vắn. Tôi không cần đọc để biết nó
nói gì. Tôi bối rối và cực kì sợ hãi. Dùng hết sức mình tôi xé nát mẩu
giấy và xả nó vào bồn cầu trong nhà vệ sinh. Kiệt sức, tôi thiếp vào một
giấc ngủ sâu.
Ngày 11 tháng 6, 1996,
Chính xác là bệnh tật đã khiến tôi không thể đi làm đúng một tuần.
Sáng nay tôi thức dậy và tôi nhận ra sự kì lạ từ lúc tôi nhận chăm sóc
bệnh nhân Sybil. Giờ đây tôi sợ hãi cực độ việc phải đi làm trở lại. Nếu
tôi đến trễ, chắc là bà ta sẽ mệt mỏi vì chờ đợi và rời đi. Tôi chờ đến
2h chiều và lo lắng đi đến phòng khám. Bàn tay tôi dừng lại ở nắm đấm
cửa, tôi từ từ bước vào và thở phào nhẹ nhóm. Sybil không có trong phòng
đợi. Khi tôi hỏi thì thư kí báo lại rằng Sybil đã không đến. Hôm nay sẽ
là ngày tôi tìm thấy những bệnh nhân nữ thật sự. Tôi bước vào phòng
kiểm tra để lấy giấy tờ của mình, và mắt tôi nhanh chóng nhận ra Sybil ở
đó và nhìn thẳng vào tôi, như thể bà ta đã chờ đợi. Ánh mắt bà ta không
còn trống rỗng và thụ động nữa, mà giờ đã trở nên ma quái, cười và trêu
chọc tôi, nhìn tôi táo bạo. Tôi cố gắng bỏ qua ủa bà ta nhưng sĐi về
phía bàn làm việc, tôi chọn một tập hồ sơ và tôi nhận ra góc bên phải có
chút ẩm ướt. Tôi mở nó ra và thấy ở bên trong là mẩu giấy dán và những
viên thuốc. Những viên thuốc màu vàng ngột ngạt nằm cùng nhau trong túi
nilon. Những mẩu giấy dán ấy đã bị xé nát và ướt sũng. Nó làm thấm nước
vào các phong bì và các giấy tờ bên trong. Tôi hét vào Sybil: “Bà thực
ra là cái quái quỉ gì vậy? Bà muốn gì ở tôi??”. Bà ta lại chỉ chỉ vào
tập hồ sơ. “Bỏ mẹ bà đi!”, tôi đáp lại, “Và bỏ mẹ những viên thuốc này
đi!”. Tôi ném túi thuốc xuống xàn nhà và cảm thấy chúng nằm gọn dưới đế
giày mình. Tôi hằn học nói: “Có lẽ bây giờ bà sẽ thấy tỉnh táo hơn đấy.”
Sybil lại nhìn tôi với cặp mắt trống rỗng ngàn năm như một. Cuối cùng,
một giọng nói thốt ra không phải của một người 96 tuổi, “Tạm biệt, bác
sĩ Richards”. Bà ta đứng dậy và rời đi.
Tôi giận dữ đến bốc khói và sợ hãi. Tại sao bà ta lại nói tạm biệt
chứ? Hơn nữa, làm sao bác sĩ Yates có thể kiên nhẫn suốt hai năm, trong
khi tôi mới có một tháng và đã hết sức chịu đựng. Đột nhiên tôi nhớ ra,
bác sĩ Yates đã chết. Ông đã chết trong giấc ngủ của mình. Tôi chạy vào
văn phòng của thư ký và yêu cầu hồ sơ y tế của bác sĩ Yates. Thư ký giật
mình và trao chúng cho tôi, rồi tôi lái xe với tốc độ nhanh nhất có thể
để về nhà. Tôi xổ tất cả những hồ sơ liên quan của bác sĩ Yates ra bàn
nhà bếp, bỏ qua một vài hồ sơ và tìm thấy một phong bì nhỏ hơn có ghi
nhãn là bản báo cáo điều tra của nhân viên pháp lí. Hình ảnh bác sĩ
Yates chết trên giường được tiết lộ một cách đáng sợ. Bác sĩ Yates đã
không chết một cách thanh thản như người ta nói với tôi. Cơ thể bị méo
mó, khuôn mặt xoắn vào người nhìn một biểu hiện kinh dị và đau đớn, máu
rỉ ra từ mũi và miệng. Tôi phải bịt miệng mình lại để ngăn mình không
khóc thét lên. Biểu hiện của anh ấy rất kinh khủng, mắt trợn ngược và
các khớp xương bị vặn ngược ra sau. Trong bao nhiêu năm kinh nghiệm nghề
của mình, tôi chưa từng thấy ai chết đông cứng trong tình trang đáng sợ
như vậy. Trên báo cáo, các nhân viên điều tra đã ghi vào mục nguyên
nhân cái chết là không xác định. Điều đó không làm tôi thỏa mãn. Tôi cần
phải biết. Tôi kiểm tra mọi bức hình vào suốt đêm, và trong một bức ảnh
chụp cận cảnh khuôn mặt biến dạng của Yates, tôi trông thấy một góc
vuông nhỏ màu trắng thò ra từ dưới gối của anh ấy.
Ngày 12 tháng 6, 1996,
Dồn hết sự can đảm của mình, tôi tóm lấy một cái đèn pin, lấy xe và
lái xe đến nhà bác sĩ Yates. Quãng đường là 4 dặm khá vắng và cô lập.
Hẳn nó phải vắng vẻ như vậy rồi. Đêm rất lạnh và ẩm ướt. Tôi đến gần cửa
trước và túm lấy nắm đấm cửa rồi xoay, bước vào trong nhà. Chỉ có ánh
trăng xuyên qua các cửa sổ. Đèn không sáng, hẳn là căn nhà đã bị cắt
điện. Cứ như thể tôi đã biết phòng của của Yates ở đâu, tôi chạy lên
tầng hai. Adrenaline dồn dập bơm trong huyết quản của mình, tôi tóm lấy
cái nắm cửa đầu tiên mà đèn pin của mình chiếu vào. Ngập ngừng khoảng
một giây trước khi tôi thay đổi ý định, tôi xoay nắm đấm cửa và mở cửa
ra. Đó là một phòng tắm nhỏ, bốc mùi ốm yếu muốn nôn mửa. Tủ thuốc sau
tấm gương trên bồn rửa bị mở vội vàng, những viên thuốc nhộng tràn ra
khỏi kệ tủ. Đó là loại thuốc nhộng tương tự như những viên mà tôi đã đưa
cho Sybil. Chúng chính là nguyên nhân khủng bố tinh thần tôi. Tôi đóng
sầm cánh cửa lại và tiếp tục hạ thấp ánh đèn của mình dò dẫm trong bóng
tối. Chỉ còn một cánh cửa duy nhất ở cuối hành lang. Tôi có thể nghe
thấy những tiếng mạch máu đập xuyên tai mình và hoàn toàn cho rằng đó
chính là phòng ngủ. Một lần nữa, tay của tôi đứng trên nắm cửa chỉ một
giây trước khi tôi vội vàng quay đi, rồi mở cửa. Một cách đáng sợ, tôi
cảm thấy căn phòng cứ như thể của tôi, với một giường đôi có hai đầu
giường hai bên. Ánh trăng mang sự nhợt nhạt ảm đạm làm cho căn phòng chỉ
có màu đen và trắng, tôi có thể mường tượng rõ ràng hình ảnh những vết
máu từ cơ thể Yates nằm trên mớ hỗn độn những mẩu giấy trên nệm. Nhớ lại
những hình ảnh đó, tôi đẩy mình tiến về phía gối, đúng đó là một mớ hỗn
độn đầy máu. Tôi nâng cái gối để trông thấy cái góc trắng đang thò ra.
Đó là một tập hồ sơ có dán một mẩu giấy trên đó có một từ được viết tay,
Sybil.
Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng cọt kẹt mở cửa và âm thanh của hàng
trăm viên thuốc đang rơi xuống sàn nhà. Âm thanh đó thực sự làm tôi
hoảng hốt và nhanh nhất có thể, tôi ôm tập hồ sơ và chạy xuống xe của
mình, lái thật nhanh hết sức có thể về nhà. Trong thư mục có nhiều mẩu
giấy hơn thư mục ở phòng khám của tôi. Tôi lướt qua tập hồ sơ bệnh nhân
Sybil. Có hàng trăm bác sĩ đã có hàng trăm bản ghi ghép về bệnh tình của
Sybil, và cùng nói về những điều tương tự. Sybil là nạn nhân của căn
bệnh hyperinsomnia (có thể hiểu là chứng mất ngủ cấp mãn tính cực kì khó
chữa). Tôi đọc thật nhanh những ghi chép trong các hồ sơ theo dõi bệnh
tình của bà ta. Hyperinsomnia. Thuốc ngủ. Hyperinsomnia. Thuốc ngủ. Biểu
đồ theo dõi cũ nhất của bà ta là từ năm 1912: chấn đoán hyperinsomnia;
thuốc theo toa: thuốc ngủ. Nếu đúng như những biểu đồ theo dõi của
Sybil, bà ta là người phụ nữ đã tỉnh táo trong vòng 84 năm.
Bỗng tôi thấy mình trở nên gan dạ hơn. Người phụ nữ này không còn đáng
sợ nữa. Tôi sẽ tìm bà ta, sẽ đối đầu với bà ta. Tôi thậm chí có thể cố
gắng giúp đỡ bà ta. Nếu bà ta không bao giờ ngủ, tôi có thể đến gặp bà
ta tại nhà ngay bây giờ. Tôi tìm địa chỉ của Sybil và viết nó vào một
mẩu giấy rồi vào trong xe. Khi tôi lái xe đi được tầm hai dặm thì sự tự
tin ban nãy của tôi vỡ nát như một khúc xương. Cái địa chỉ quen thuộc
tôi đã viết ra rất đáng ghê. Tôi mở cửa xe và bước đi trong nỗi sợ hãi
khủng khiếp hướng về phía phòng khám của mình. Trong một nỗ lực cuối
cùng khi tôi biết quyết tâm của tôi đã tan vỡ hoàn toàn, tôi liếc mắt
nhìn xuống mẩu giấy tôi đã viết địa chỉ lên đó. Chỉ có 3 từ trên đó
thôi. ONLY THE PILLS.
Tôi không để cho bản thân mình tiết lộ những điều đã xảy ra ở phòng
khám đêm đó. Tôi chỉ có thể nói cho các bạn biết rằng đêm đó là lần cuối
cùng tôi rời khỏi cửa phòng khám. Đây là lần cuối cùng tôi thăm bệnh và
khám cho Sybil, rồi tôi sẽ về nhà ngủ cho giấc ngủ cuối cùng của cuộc
đời tôi. Tôi giữ cho mình một viên nhộng màu vàng trong tay để có thẻ
cứu lấy mình. Nhưng cuối cùng tôi đã không thể dùng nó. Tôi không thể
kết thúc mình như Sybil được. Tôi thà chết chứ không thể sống và thức
vĩnh viễn.